Thứ Tư, 22 tháng 8, 2018

Khái niệm, cấu tạo và công dụng của máy biến áp

Trong sản xuất và sinh hoạt thì điện là một thứ rất quan trọng giúp cho chúng ta có thể có được cuộc sống thoải mái, nhưng để có thể sử dụng điện một cách hợp lý và tiết kiệm thì chúng ta phải sử dụng máy biến áp để điều chỉnh dòng điện theo ý muốn. Vậy thì máy biến áp là gì? Cấu tạo của nó ra sao và công dụng của nó như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Maybienapdonganh.info để biết thêm về thiết bị rất hữu ích này nhé!

Máy biến áp là gì?

Theo wiki thì máy biến áp hay có tên gọi khác là máy biến thế, tên ngắn gọn là biến áp, là một thiết bị điện được dùng để thực hiện nhiệm vụ truyền và đưa năng lượng hoặc tín hiệu của dòng điện xoay chiều giữa các mạch điện thông qua cảm ứng điện từ.

may bien ap la gi

Ngoài ra, theo sách giáo khoa của môn Vậy lý thì máy biến áp là một thiết bị điện từ tĩnh, hoạt động theo nguyên lý cảm ứng điện từ, với mục đích là biến đổi một hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp này thành một hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp khác, với tần số không thay đổi.

Cấu tạo của máy biến áp

Về cơ bản thì cấu tạo chung của mọi loại máy biến áp gồm 3 thành phần chính: Lõi thép, dây quấn và vỏ máy.
Trong đó
- Lõi thép của máy biến áp: Lõi thép gồm có Trụ và Gông. Trụ là phần để đặt dây quấn còn Gông là phần nối liền giữa các trụ để tạo thành một mạch từ kín. Lõi thép của máy biến áp được chế tạo từ nhiều lá sắt mỏng ghép cách điện với nhau và thường được chế tạo bằng các vật liệu dẫn từ tốt.
- Dây quấn (Cuộn dây) của máy: Phần dây quấn này thường được chế tạo bằng đồng hoặc nhôm và bên ngoài được bọc cách điện. Nhiệm vụ của dây quấn là nhận năng lượng vào và truyền năng lượng ra. Cuộn dây có nhiệm vụ nhận năng lượng vào (nối với mạch điện xoay chiều) được gọi là cuộn dây sơ cấp (ký hiệu là N1), còn cuộn dây có nhiệm vụ truyền năng lượng ra (nối với nơi tiêu thụ) được gọi là cuộn dây thứ cấp (ký hiệu là N2). Số vòng dây ở hai cuộn phải khác nhau, tuỳ thuộc nhiệm vụ của máy mà các số vòng của các cuộn dây khác nhau. Ví dụ như N2> N1 thì gọi là máy tăng áp, nếu N2<N1 thì gọi là máy hạ áp
cau tao cua may bien ap
- Vỏ của máy: Phần vỏ máy tùy theo từng loại máy biến áp mà thường được làm từ nhựa, gỗ, thép, gang hoặc tôn mỏng, có công dụng để bảo vệ các bộ phân bên trong của máy, vỏ máy bao gồm: nắp thùng và thùng. Nắp thùng: dùng để đậy trên thùng. Bên trên có các bộ phận như : Sứ ra của dây quấn cao áp và dây quấn hạ áp, Bình dãn dầu (bình dầu phụ) và ống bảo hiểm.

Công dụng của máy biến áp

Công dụng chính của máy biến thế là dùng để chuyển đổi hiệu điện thế (điện áp) theo đúng với giá trị mong muốn, ví dụ từ đường dây trung thế 10 kV của các nhà máy phát điện sang mức hạ thế 220 V hay 400 V dùng trong sinh hoạt dân cư. Tại các nhà máy phát điện, máy biến áp thường được dùng để chuyển hiệu điện thế mức trung thế từ máy phát điện (10 kV đến 50 kV) sang mức cao thế (110 kV đến 500 kV hay cao hơn) trước khi truyền tải lên đường dây điện cao thế. Bởi vì theo nghiên cứu thì trong truyền tải điện năng với khoảng cách xa, nếu hiệu điện thế càng cao thì hao hụt càng ít.
Ngoài ra còn có các loại máy biến thế có công suất nhỏ hơn, được gọi với tên là ổn áp thì được dùng để ổn định điện áp trong nhà, hay các cục biến thế, cục sạc,... dùng cho các thiết bị điện với hiệu điện thế nhỏ (như 230 V sang 24 V, 12 V, 3 V,...).

Lời kết

Trên đây là bài viết “Tìm hiểu máy biến áp là gì? Cấu tạo và công dụng của máy biến áp” của Máy biến áp Đông Anh, hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn có được thêm rất nhiều kiến thức về thiết bị điện này. Cuối cùng đừng quên Like, Share và cho một đánh giá 5 sao để ủng hộ công ty nhé!

Tran Bang
Theo maybienapdonganh.info